Thiết bị UV hoạt động dựa vào khả năng vô hiệu hóa các sinh khối trong nước của tia UV. Ứng dụng chính của thiết bị này được sử dụng nhiều trong các quá trình xử lý nước thải. Đặc biệt là các nhà máy có yêu cầu cao về chất lượng nước đầu vào.

Hệ thống UV xử lý nước thải

Là hệ thống sử dụng ánh sáng UV nhân tạo để chiếu vào nước nhằm loại bỏ các thành phần sinh khối trong nước. Hiệu quả của quá trình khử trùng bằng tia UV chịu ảnh hưởng bởi lượng nước chạy qua và tiếp xúc trực tiếp với tuýp đèn. Nước được tiếp xúc với ánh sáng đèn càng lâu thì hiệu quả khử trùng càng cao.

Cấu tạo của hệ thống tia UV xử lý nước thải

Có sự khác biệt giữa các hệ thống UV xử lý nước với nhau tuy tất cả các hệ thống này đều hoạt động trên nguyên lý chung sử dụng ánh sáng từ đèn UV để làm bất hoạt các sinh vật trong nước. Nghĩa là bộ phận chung của các thiết bị đèn UV đều là thành phần cấu tạo chính và quan trọng nhất của các thiết bị này.

Các thành phần chính của hệ thống khử trùng UV là lò phản ứng, đèn hồ quang thủy ngân và hộp điều khiển.

Bộ phận quan trọng nhất của thiết bị chính là đèn UV: Nguồn bức xạ UV là đèn hồ quang thủy ngân LP hoặc MP với cường độ thấp hoặc cao. Bước sóng tối ưu để vô hiệu hóa các vi sinh vật có hiệu quả nằm trong khoảng 250 đến 270nm. Cường độ bức xạ phát ra từ đèn sẽ giảm khi khoảng cách từ đèn tăng lên. Đèn UV phát ra ánh sáng đơn sắc chủ yếu ở bước sóng 253,7nm. Chiều dài tiêu chuẩn của đèn LP là 0,75 và 1,5 mét với đường kính 1,5 – 2.0 cm.

Nhiệt độ đèn lý tưởng là từ 35 đến 50°C (95 đến 122°F). Đèn UV UV thường được sử dụng cho các cơ sở lớn. Chúng có cường độ tia cực tím từ 15 đến 20 lần so với đèn áp suất thấp. Đèn UV khử trùng nhanh hơn và có khả năng xuyên thấu lớn hơn do cường độ cao. Tuy nhiên, những đèn này hoạt động ở nhiệt độ cao hơn với mức tiêu thụ năng lượng cao hơn đèn UV (EPA 1999).

error: Alert: Content selection is disabled!!