Đối với nước thải sinh hoạt
Một trong những ngành sử dụng ozone nhiều nhất đó chính là đóng chai nước tinh khiết. Khử trùng, tiệt trùng là những giai đoạn cuối cùng có sự tham gia trực tiếp của ozone mà hầu hết vi khuẩn, vi sinh vật, khử độc, khử mùi và khử hoàn toàn chất ô nhiễm trong nguồn nước không gây tác dụng phụ.
- Trong sát trùng: chỉ cần nồng độ 0,5 – 1g O3/m3 có thể tiêu diệt hết vi khuẩn, vi khuẩn tụ cầu, Salmone, vi khuẩn bệnh lao, sinh vật và mầm bệnh khác.
- Khử mùi: được biết ozone vừa có tính sát khuẩn cao vừa có tính oxy hóa mạnh nhờ vậy mà phân hủy các chất hữu cơ trong nguồn nước, phá hủy các gốc gây mùi mà vi khuẩn háo khí và động vật phù du gây ra.
- Khử màu: cũng như quá trình khử mùi, ozone còn có khả năng khử màu hiệu quả
Đối với nước thải công nghiệp
Đối với ngành công nghiệp nặng phát sinh màu rất cần sử dụng hóa chất tẩy màu trong quy trình xử lý nước thải. Đặc biệt, ngành công nghiệp in nhuộm phải thực hiện qua công đoạn khử màu. Nhờ khả năng oxy hóa mạnh nên dễ dàng phá vỡ gốc liên kết của hợp chất gây màu. Còn với ngành công nghiệp tham gia trực tiếp phân hủy Carbua nitrat cũng như oxy hóa bề mặt kim loại.
Đối với nước thải nuôi trồng thủy sản
Vì Việt Nam có lịch sử lâu đời trong việc nuôi trồng thủy – hải sản nên hiện nay hầu như người dân vẫn thường sử dụng phương pháp truyền thống. Điều này không sai nhưng để phù hợp với điều kiện thời tiết, thiên tai cùng các vấn đề môi trường như hiện nay lại làm hạn chế tình hình phát triển của toàn ngành.
Ngoài ra vì lạm dụng quá nhiều hóa chất để khắc phục trình trạng dịch bệnh ở ao nuôi tôm, cá phát sinh hàm lớn dư lượng thuốc kháng sinh ảnh hưởng vô cùng lớn đến môi trường và hậu quả là hiện tượng thủy – hải sản chết hàng loạt làm thất thoát kinh tế đối với hộ nuôi trồng.
Vì thế ngoài áp dụng các công nghệ xử lý nước thải cũng nên xem xét đến xử lý nước thải bằng ozone để hạn chế tình trạng trên tiếp diễn thường xuyên.
Đối với ngành y tế
Ngoài các chức năng trên, ozone được sử dụng để vệ sinh và khử trùng các thiết bị – dụng cụ y tế nhằm hạn chế lây nhiễm vi khuẩn cũng như mầm bệnh.
Đối với nguồn nước bể bơi
Nước thải ở hồ bơi bị ô nhiễm là do con người gây ra. Hoạt động thường xuyên này tiếp diễn nhiều lần và tiếp cận với hàng trăm lượt người nên mức độ ô nhiễm sẽ ngày càng tăng cao. Nguyên nhân là do các vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút), chất hòa tan (nước tiểu, mồ hôi, nước bọt) và chất không hòa tan (tóc, mô da, hạt keo, chất rắn) gây ra.
Đặc biệt là khi nước tiểu, mồ hôi, amoniac, axit amin khi kết hợp cùng Clo trong nước rất dễ gây ra hiện tượng chloramines ảnh hưởng đến hệ hô hấp và vùng mắt. Vì thế, ứng dụng ozone trong xử lý nước thải ô nhiễm nhằm loại bỏ hoàn toàn các chất này ra khỏi nguồn nước.