Xi mạ là công nghệ dùng để tráng thêm một lớp kim loại mỏng bên ngoài vật liệu bằng điện cực. Xi mạ giúp vật liệu tăng độ cứng và tăng tính thẫm mỹ hơn cho vật liệu. Tuy nhiên, trong quá trong quá trình xi mạ, nước thải công nghiệp thải ra môi trường chứa nhiều chất độc hại như CN, kim loại… Vì vậy, bắt buộc phải xử lý nước thải xi mạ trước khi thải ra môi trường.
Sự cấp thiết trong xử lý nước thải xi mạ?
Ô nhiễm môi trường luôn là một vấn đề luôn được quan tâm hiện nay. Ngoài nước thải sinh hoạt, chất thải trong công nghiệp là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường. Lượng phát sinh chất thải hiện nay không chỉ lớn mà nó còn đa dạng về thành phần, tính chất. Vì thế, con người phải có nhận thức đúng đắn và đầu tư thích đáng vấn đề xử lý chất thải. Nhất là xử lý nước thải. Nước thải xi mạ cũng không là ngoại lệ trong nước thải công nghiệp.
Nguồn gố
c phát sinh nước thải xi mạ?
Tùy vào loại hình sản xuất, dây chuyền công nghệ, chất lượng sản phẩm, thành phần nguyên liệu sản xuất… hoặc các yếu tố khác mà nguồn gốc và tính chất phát sinh của ngành xi mạ khác nhau. Nước thải từ xi mạ thường được chia thành 2 loại
- Nguồn thải từ quá trình mạ
Trong quá trình mạ, dung dịch chứa trong bể mạ có thể bị rò rỉ hoặc bám trên các gá mạ ra ngoài. Ngoài ra, bể mạ sau một thời gian vận hành nhất định cần phải được vệ sinh. Sau khi vệ sinh các chất thải cặn bẩn theo dòng nước cuốn ra ngoài. Lượng phát sinh từ khâu mạ kim loại không nhiều, tuy nhiên chất ô nhiễm rất đa dạng và nồng độ rất cao. Các chất ô nhiễm đại diện như Cr+6, Ni2+, CN–,…
- Nguồn thải từ quá trình làm sạch bề mặt chi tiết:
Sau các giai đoạn bảo dưỡng và đánh bóng cơ, trên bề mặt kim loại thường bám dính nhiều dẫu mỡ . Để đảm bảo chất lượng lớp mạ các chi tiết trước khi mạ cần được làm sạch bề mặt bằng phương pháp tẩy dầu mỡ hóa học, dùng dung môi hoặc điện hóa. Vì vậy lượng nước thải phát sinh trong quá trình này nhiều nhưng nồng độ chất ô nhiễm nhỏ, chủ yếu là kiềm, axit và dung dịch.
Đặc trưng thành phần và tính chất của nước thải xi mạ?
Nước thải xi mạ chứa rất nhiều kim loại nặng. Nếu không xử lý đúng cách, các ion kim loại, muối vô cơ, hợp chất khác sẽ không phân hủy và sẽ tồn tại ở môi trường thiên nhiên, gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường sống cũng như gây hệ lụy cho sau này.
Nước thải xi mạ có thể gây độc tố cho các sinh vật phù du, động vật thủy sinh, đặc biệt là cá, mà cá lại là nguồn thức ăn cho người, do đó gây ngộ độc cho con người. Quá trình đó gọi là quá trình tích tụ sinh học, các kim loại nặng thải ra môi trường gây độc cho các động vật thủy sinh, trong nhiều chuỗi thức ăn, từ đó gây nguy hiểm cho môi trường sống.
Nước thải xi mạ có pH biến đổi rộng từ axit (pH= 2 – 3) đến rất kiềm (pH= 10 – 11). Đặc trưng chung của nước thải xi mạ là chứa hàm lượng cao các muối vô cơ và kim loại nặng. Tùy theo công nghệ xi mạ kim loại của lớp mà nguồn ô nhiễm có thể là Al, Cu, Zn, Cr, Ni, Fe…
Ngoài ra, các chất hữu cơ có trong nước thải xi mạ khá ít. Chỉ có một số ít như chất tạo bông, các chất hoạt động bề mặt… Tuy nhiên, nếu có công nhân sinh hoạt tại nhà máy thì cũng cần chú ý đến lượng BOD, COD khi xử lý.
STT |
Chỉ Tiêu |
Đơn Vị |
Giá Trị |
QCVN 24:2009, cột B |
1 |
pH |
– |
4,5 |
5,5 – 9 |
2 |
BOD |
mg/l |
200 |
50 |
3 |
COD |
mg/l |
350 |
100 |
4 |
SS |
mg/l |
300 |
100 |
5 |
Cr6+ |
mg/l |
31,4 |
0,1 |
6 |
Cr3+ |
mg/l |
8,2 |
1 |
7 |
Cl- |
mg/l |
58 |
600 |
Quy trình xử lý nước thải xi mạ
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải xi mạ
Song chắn rác, hố gom: Nước thải từ khu tiếp nhận được dẫn qua song chắn rác trước khi tập trung về bể thu gom. Nước thải từ bể thu gom được bơm lên các công trình đơn vị khác trước khi xả thải. Chức năng của song chắn rác là để loại bỏ các loại rác thô, tránh gây tắc nghẽn đường ống. Làm hư hỏng các máy bơm và các công trình phía sau. Đồng thời nó cũng giúp tránh giảm hiệu quả làm việc. Sau đó nước thải được đưa về bể điều hòa
Bể điều hòa: tại đây, nước thải sẽ được máy khuấy hòa trộn đồng đều nước thải. Điều này, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn, tránh gây ra quá trình phân hủy kỵ khí. Ngoài ra, Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào hệ thống, tránh quá tải hay thiếu hụt nước.
Bể phản ứng: Nước thải ở bể điều hòa được bơm qua bể phản ứng. Bơm định lượng có nhiệm vụ châm hóa chất NaHSO4, FeSO4 vào bể với liều lượng phù hợp được cài đặt sẵn. Dưới tác dụng của cánh khuấy được lắp đặt trong bể, hóa chất được trộn nhanh và đều trong nước. Sau đó, hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể keo tụ tạo bông.
Bể keo tụ tạo bông: Đây là một trong những giai đoạn quan trọng nhất đối với hiệu quả xử lý của quy trình. Nhờ cánh khuấy trong bể phản ứng đã khuấy trộn hóa chất với dòng nước thải để cho quá trình phản ứng xảy ra nhanh hơn.
Moteur cánh khuấy với vận tốc khuấy thích hợp để tạo ra dòng chảy xoáy. Chúng làm cho hóa chất phản ứng, xúc tác quá trình chuyển Cr3+ thành Cr6+. Hóa chất chỉnh pH nhằm kết tủa các kim loại có trong nước thải xi mạ hoàn toàn hình thành nên những bông cặn. Nhờ có chất trợ keo tụ bông mà các bông cặn hình thành kết dính với nhau tạo thành những bông cặn lớn hơn có tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của nước nhiều lần. Vậy nên rất dễ lắng xuống đáy thiết bị và tách ra khỏi dòng nước thải.
Bể lắng: Nước thải từ bể keo tụ, tạo bông được dẫn vào ống và phân phối đều ở đáy thiết bị. Ống phân phối được thiết kế sao cho nước khi ra khỏi ống và đi lên với vận tốc chậm nhất (trong trạng thái tĩnh), khi đó các bông cặn hình thành có tỉ trọng đủ lớn thắng được vận tốc của dòng nước thải đi lên sẽ lắng xuống đáy bể lắng. Hàm lượng cặn (SS) trong nước thải ra khỏi thiết bị lắng giảm 70 – 80%. Cặn lắng ở đáy bể lắng định kỳ sẽ được xả về bể chứa bùn.
Một số bông cặn và bọt khí trong nước bị nổi lên trên mặt nước. Nhờ có hệ thống đập thu nước và chắn bọt mà các bông cặn và bọt khí không theo nước ra ngoài được. Các bông cặn và bọt khí được giữ ở mặt nước và được xả ngoài qua qua hệ thống phểu thu bọt đến sân phơi bùn hóa lý.
Lượng bùn từ bể lắng sẽ được kỳ đưa về sân phơi hóa lý nhằm tách một lượng lớn nước trong bùn. Phần nước sau khi tách bùn sẽ được đưa trở lại bể thu gom để tiếp tục xử lý.
Bể trung gian: Phần nước trong trên mặt được tập trung chảy tràn vào máng thu nước & được dẫn về bể trung gian. Bể trung gian là nơi tập trung nước thải sau quá trình xử lý hóa lý để tiếp tục công đoạn lọc áp lực.
Bể lọc áp lực: Bể lọc sẽ chứa các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính. Bể có tác dụng loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học và halogen hữu cơ nhằm xử lý các chỉ tiêu đạt yêu cầu quy định.
Bể khử trùng: Khi cho Chlorine vào nước – Chlorine là có tính oxi hóa mạnh – Chất Chlorine sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật. Đồng thời gây phản ứng với men bên trong của tế bào vi sinh vật. Từ đó làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn nguồn xả: QCVN 40–2011/BTNMT (cột A).
Ưu điểm của quy trình công nghệ xử lý nước thải xi mạ?
- Hệ thống thiết kế đơn giản hợp lý, chi phí vận hành không cao.
- Sử dụng hóa chất tối ưu mà vẫn đảm bảo cho nước đầu ra đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định
- Tận dụng cao trình, ít tốn điện,…
- Phù hợp với tình hình sản xuất và lưu lượng xả thải của các công ty, xưởng mạ hiện nay.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp các vấn đề khó khăn trong hồ sơ môi trường, xử lý các loại nước thải, nước cấp, khí thải. Đội ngũ của TRIVIETCORP luôn tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh chóng!
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ KỸ THUẬT VÀ MÔI TRƯỜNG TRÍ VIỆT
Trụ sở chính: 290/54 Nơ Trang Long, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
VP giao dịch: Căn số 03 block 1 (Lô B) Chung cư Khang Gia, Đường số 45, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Điện thoại : (028) 3620 4580
Hotline : 0937 060 277
Email: info@trivietcorp.net
Website: https://trivietcorp.net