Giải pháp xử lý nước cấp
A. Xử lý làm mềm nước
Nước cứng là gì?
Nước cứng là loại nước có chứa hàm lượng các khoáng chất hòa tan dưới dạng các ion, chủ yếu là cation của kim loại canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) cao vượt quá mức cho phép (trên 300mg/lít).
Các thành phần có trong nước cứng
Thành phần chủ yếu có trong nước cứng là các khoáng chất hòa tan dưới dạng các ion, mà ở đây chủ yếu là cation của kim loại canxi (Ca2+) và magie (Mg2+). Thêm vào đó, trong nước cứng cũng có thể chứa một hàm lượng nhỏ các ion sắt và những ion kim loại khác như stronti, nhôm, bari, mangan, kẽm,…
Các mức độ cứng của nước
Dựa vào chỉ số tổng nồng độ của các ion Ca2+ và Mg2+, độ cứng của nước được chia làm 4 cấp độ khác nhau, cụ thể:
- Từ 0 đến 60 mg/lít: Nước mềm
- Từ 60 – 120 mg/lít: Nước cứng vừa phải
- Từ 121 – 180 mg/lít: Nước cứng
- Trên 180 mg/lít: Nước rất cứng
Ảnh hưởng đến vật dụng trong gia đình
Các đồ dùng trong nhà bếp dễ bị bám cặn, nhanh làm hỏng sản phẩm.
Nước cứng làm giảm khả năng tạo bọt của xà phòng cũng như làm giảm tác dụng tẩy rửa do tạo muối canxi không tan, nhanh làm mục vải và hại quần áo.
Ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp
Nếu độ cứng vượt quá giới hạn cho phép thì một số ngành công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng trong đó bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ngành dệt may và ngành công nghiệp đồ uống.
Nước cứng sẽ làm cho các sợi vải bị cứng và trầy xước. Nước cứng chứa sắt sẽ tạo ra màu vàng đỏ bám trên vải đã giặt. Ngoài ra, cặn xà phòng không hòa tan và bụi bẩn sẽ bám theo vải khiến chất lượng sản phẩm giảm xuống.
Nếu sử dụng nước cứng, nó sẽ ăn mòn tháp giải nhiệt, tạo ra các cặn trong nồi hơi, đường ống khiến nước bị tắc. Điều này làm tăng áp suất trong nồi, đường ống lên cao, có khả năng cháy nổ.
Các lớp CaCO3 hình thành do nước cứng có thể tạo thành một lớp cách nhiệt dưới đáy nồi hơi, làm giảm khả năng dẫn và truyền nhiệt và tiêu hao điện năng, gây lãng phí
Nước cứng có thể làm thay đổi màu, mùi vị của đồ uống nếu không may nước được sử dụng trong ngành công nghiệp đồ uống không đảm bảo an toàn, chứa chất gây ô nhiễm và vi sinh vật.
B. Xử lý nước uống
Hiện trạng
Nước mà Chúng ta ta uống hàng ngày từ các nguồn như sau : dùng nước thủy cục đun sôi, dùng bình nước lọc 20L của nhiều thương hiệu, bình lọc đa tầng,….
Nhược điểm
- Từ hiện trạng trên, Chúng ta khó kiểm soát được chất lượng nguồn nước khi đưa vào cơ thể
- Phù hợp cho nhu cầu sử dụng cá nhân
Nhu cầu thực tế
Với xu thế dịch chuyển nhà máy sản xuất của các ngành công nghiệp gia công có sử dụng nhiều lao động, việc cung cấp nước uống hàng ngày cho số lượng lớn công nhân từ 1000-7000 là một vấn đề lớn và nan giải.
Việc đầu tư hệ thống lọc nước tinh khiết trung tâm phục vụ nhu cầu uống nước hàng ngày cho toàn bộ nhân là việc cấp bách và cần thiết. Hệ thống có các ưu điệm như sau :
- Tiết kiệm chi phí so với sử dụng nước bình 20L
- Nước uống phục vụ tận nơi làm việc, hạn chế thời gian công nhân đi lại
- Tận dụng làm nước đóng chai phục vụ tiếp khách, hội họp
- Kiểm sóat được chất lượng nước hàng ngày
1. Xử lý các thành phần hóa học: Các ion trong nước như : Ca2+, Mg2+, Fe3+, Fe2+, Cl–, NO3–, mùi, …
Tiến hành các biện pháp lọc, khử mùi và trao đổi ion.
2. Xử lý các thành phần vật lý: độ trong, cặn không tan
Tiến hành các quá trình lọc qua hai giai đoạn : lọc cơ học qua các kích cỡ từ 5µm, 0,2µm.
Sự phân phối cấp lọc như trên nhằm mục đích bảo vệ dãy tầng lọc đồng thời giảm áp lực nước trên bề mặt lọc để đảm bảo kích thước lọc, bảo vệ ma trận lọc trong quá trình sử dụng.
Ưu điểm : Quá trình lọc như trên giữ được các thành phần có kích thước nhỏ hơn 0.2µm và làm giảm đáng kể số lượng bào tử nấm mốc, giúp cho quá trình bảo quản sản phẩm được tốt hơn.
3. Tạo độ tinh khiết cho nước
Nước sau quá trình làm mềm, lọc tinh về cơ học,…sẽ được đến thiết bị lọc công nghệ thẩm thấu ngước bằng màn lọc RO, giúp nước đạt độ tinh khiết cao.
4. Xử lý các thành phần vi sinh:
Tiến hành phương pháp tiệt trùng bằng tia cực tím (UV).
Sử dụng tia cực tím có bước sóng 254 nm để tiêu diệt các vi sinh vật có trong nước mà không ảnh hưởng đến các thành phần khác trong nước.
C. Xử lý nước phục vụ sản xuất
Hiện trạng và Mức độ cần thiết
Ngày nay, công nghệ hiện đại cũng như yêu cầu chất lượng sản phẩm cao. Để đạt được điều này nguồn nước cấp cho dây chuyền công nghệ sản xuất phải đạt từ nguồn nước tinh khiết và một số lĩnh vực yêu cầu cả độ dẫn điện thấp.
Với kinh nghiệm cung cấp giải pháp lâu năm về lĩnh vực này, Trivietcorp xin giới thiệu sơ đồ công nghệ điển hình để Quý khách hàng tiện tham khảo.
Chúng Tôi sẽ có qui trình công nghệ phù hợp và tối ưu khi được tiếp xúc và làm việc với nhu cầu thực tế của từng khách hàng, khi có nhu cầu xin vui lòng liên hệ ngay để được Chúng tôi tư vấn miễn phí.
D. Xử lý nước sản xuất Dược phẩm, Điện tử bán dẫn
Nước cấp cho sản xuất dược phẩm
- Tiêu chuẩn nước tinh khiết (như bên trên đã trình bày)
- Máy lọc RO 2 cấp đảm bảo tinh khiết tuyệt đối
- Độ dẫn điện thấp
- Kiểm soát vi sinh bằng việc tuần hoàn nước liên tục về bồn thành phẩm có quả cầu xối nước, đèn UV bên trong bồn và lọc khí 0.2 micron đường vent.
Nước cấp cho sản xuất Mỹ phẩm, Trang thiết bị y tế, Bao bì sạch, chế biến thực phẩm
- Tiêu chuẩn nước tinh khiết (như bên trên đã trình bày)
- Kiểm soát vi sinh bằng việc tuần hoàn nước liên tục về bồn thành phẩm có quả cầu xối nước, đèn UV bên trong bồn và lọc khí 0.2 micron đường vent.
Nước cấp cho nhà máy điện tư bán dẫn
- Tiêu chuẩn nước tinh khiết (như bên trên đã trình bày)
- Máy lọc RO 2 cấp đảm bảo tinh khiết tuyệt đối
- Độ dẫn điện thấp
- Không cần kiểm soát vi sinh.
Chúng Tôi sẽ có qui trình công nghệ phù hợp và tối ưu khi được tiếp xúc và làm việc với nhu cầu thực tế của từng khách hàng, khi có nhu cầu xin vui lòng liên hệ ngay để được Chúng tôi tư vấn miễn phí.
Bài viết liên quan