Chi tiết tin tức

Hiện Tượng Bùn Vi Sinh Khó Lắng Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Trong các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, vi sinh vật là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả xử lý. Vì thế việc thiết lập một hệ vi sinh tối ưu và duy trì mật độ vi sinh tại các bể xử lý sinh học là rất cần thiết.

Tuy nhiên, để hệ vi sinh phát triển ổn định và hoạt động xử lý nước đạt hiệu quả đồi hỏi nhân viên vận hành phải có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết trong việc theo dõi sự phát triển và những sự cố xảy ra tại bể xử lý sinh học.  Một trong những sự cố mà nhiều công trình xử lý sinh học gặp phải là hiện tượng bùn vi sinh khó lắng.

Đặc điểm nhận dạng bùn vi sinh khó lắng

Bùn vi sinh khó lắng có thể quan sát thấy tại các công trình xử lý sinh học thông qua các hiện tượng sau:

– Bùn mịn, lắng chậm, nước sau lắng có màu vàng.

– Bùn nổi ván màu vàng trên bề mặt bể lắng và lắng chậm.

– Bùn nổi lên từng tảng, từng cục màu đen hoặc nâu tại bể lắng và có thể trôi theo dòng nước đầu ra.

Nguyên nhân và cách khác phục hiệu quả

Nguyên nhân: chất hữu cơ quá tải, đọ pH thấp, sự tăng trưởng của vi khuẩn dạng sợi, thiếu dinh dưỡng khiến vi sinh vật không phát triển được, do độc tính, thông khí quá nhiều, bùn cũ.

Cách khắc phục: giảm tải lượng hữu cơ, thêm độ kiềm, thêm dinh dưỡng, giảm thông khí trong khoảng thời gian lưu lượng thấp, giảm tuổi bùn, tăng tốc độ dòng chảy.

error: Alert: Content selection is disabled!!