Có nhiều phương pháp tuyển nổi để xử lý nước thải: tuyển nổi với sự tách không khí từ dung dịch; tuyển nổi với việc cho không khí qua vật liệu xốp ; tuyển nổi hóa học và tuyển nổi điện; tuyển nổi với sự phân tách không khí bằng cơ khí.
Chức năng của Bể tuyển nổi trong xử lý nước thải
Bể tuyển nổi được sử dụng để loại bỏ các hạt rắn hoặc lỏng ra khỏi hỗn hợp nước thải và cô đặc bùn sinh học. Không khí được thổi vào bể tạo bọt khí, bọt khí và hạt nổi lên trên mặt nước thải và bị loại bỏ bằng các thiết bị gạt bọt. Một số loại hóa chất như phèn nhôm, muối ferric, silicat hoạt tính có thể được thêm vào nước thải để kết dính các hạt lại làm cho nó dể kết với các bọt khí để nổi lên bề mặt hơn. Một chỉ số quan trọng để tính toán cho bể tuyển nổi là tỉ lệ A/S (air/solid ratio)
Ưu điểm của Bể tuyển nổi không thể bỏ qua
Hiện nay phương pháp tuyển nổi được ứng dụng phổ biến trong công nghiệp là phương pháp tuyển nổi bằng áp suất hay còn gọi là tuyển nổi với sự tách không khí từ dung dịch. Ưu điểm của phương pháp là cho phép làm sạch nước với nồng độ tạp chất còn lại rất nhỏ, thiết bị cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ, dễ thực hiện thi công, lắp đặt sửa chữa.
Quá trình tuyển nổi bằng áp lực được tiến hành qua hai giai đoạn:
+ Bão hòa nước bằng không khí dưới áp suất cao
+ Tách khí hòa tan dưới áp suất khí quyển.