Tất cả các nhóm ngành hiện nay đều có những chất thải ra môi trường, đặc biệt là các nhóm ngành dịch vụ lẫn sản xuất. Tùy thuộc vào nhóm ngành cụ thể, sẽ có những chất thải riêng biệt. Với ngành y tế, bệnh viện thì các rác thải y tế luôn làm người xử lý đau đầu. Một trong số đó, có thể kể đến việc xử lý nước thải y tế. Vậy, những điều cần biết về việc xử lý nước thải này như thế nào ?
Hiểu về nước thải y tế trước khi xử lý nước thải
Đầu tiên, để xử lý nước thải từ những nguồn y tế. Chúng ta cần phải hiểu rõ chúng đến từ đâu. Thông thường, nguồn phát sinh nước thải y tế hoặc bệnh viện, đến từ các hoạt động chủ yếu trong quá trình. Có thể phân loại thành 2 nguồn chính:
- Nước thải y tế: Chủ yếu đến từ các hoạt động khám chữa bệnh, tiểu phẫu, phẫu thuật … Ngoài ra còn xét nghiệm, máu hay các bộ phận loại bỏ của cơ thể. Các dụng cụ y khoa, dụng cụ để vệ sinh y khoa cũng thuộc nhóm nước thải này.
- Nước thải sinh hoạt: Đây là nhóm nước thải gần giống với các loại nước thải thông thường nhất. Nó đến từ hoạt động vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ của cán bộ nhân viên hay bất kỳ ai sống trong bệnh viện ….
Dù là nó đến từ nguồn nào, thì những nước thải này đều mang những mầm bệnh rất lớn và có khả năng gây nhiễm rất cao cho con người, môi trường xung quanh. Chính vì thế, việc thu gom và xử lý chúng cũng khiến mọi người quan tâm và khá đau đầu.
Những yêu cầu cụ thể sau khi xử lý nước thải ở bệnh viện
Bất kỳ hoạt động nào cũng đòi hỏi có kết quả tốt cho doanh nghiệp. Và với việc xử lý nước thải này, thì lại đòi hỏi cần phải cẩn thận và tỉ mỉ hơn. Vì những chất thải này đến từ y tế mang những tác hại không nhỏ cho môi trường. Chính vì thế, giai đoạn xử lý và kiểm tra chất lượng nước thải ở ngành y tế khá nghiêm ngặt. Chúng phải đáp ứng được các yêu cầu:
- Loại bỏ được một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh, kháng sinh từ y tế.
- Xử lý triệt để các mầm bệnh, hạn chế tình trạng lây nhiễm vào hệ sinh thái hay môi trường đất.
- Phương pháp xử lý phù hợp với nhóm ngành y tế, không gây tác hại ngược lại đối với hoạt động thăm khám bệnh.
- Ưu tiên cho những phương pháp sinh học, nhằm hạn chế những độc hại gây tác dụng ngược.
Chi phí phù hợp với ngành y tế, đơn giản và dễ thực hiện. - Nước thải sau khi xử lý, phải đảm bảo quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT