Hàm lượng sinh khối trong nước thải
Thông thường, sinh khối luôn tồn tại sẵn trong hệ thống và chúng đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình xử lý tại các bể sinh học. Mặc khác, sinh khối có thể phát triển tự phát chủ yếu dựa vào quá trình cung cấp nước liên tục hoặc tại các bể phản ứng. Nếu hàm lượng sinh khối quá thấp, người ta thường tiến hành cấy thêm VSV để tăng cường mật độ vi sinh chuyên biệt khác nhau. Các nguồn sinh khối thường được lấy từ bể bùn hoạt tính lơ lửng hoặc từ những nguồn khác.
Kiểm tra hàm lượng DO hòa tan trong nguồn nước
Xử lý nước thải tại bể sinh học có vai trò quan trọng trong việc vận hành tại bể sinh học. Nồng độ Oxy hòa tan trong nước thải thường dùng máy đo DO chuyên biệt.
Tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể mà nồng độ DO có thể dao động theo từng thông số khác nhau. Tại sao nồng độ DO quyết định đến sự sống của hệ vi sinh trong nước thải? Nếu hàm lượng DO quá cao sẽ gây độc cho VSV thiếu khí hoặc VSV kỵ khí, còn nếu nồng độ DO quá thấp lại làm giảm quá trình phát triển của VSV hiếu khí.
Kiểm tra chỉ số SV30 trong bể sinh học
Thông số SV30 có chức năng đo được hàm lượng vi sinh, kích thước và màu sắc bông bùn khác nhau. Chẳng hạn:
Lấy chai có dung tích 500 ml, đổ nước đầy chai và để lắng trong thời gian 30p. Sau khoảng thời gian này, bùn lắng nhanh đạt 30% thể tích chai có bông bùn to, màu nâu đỏ chứng tỏ vi sinh phát triển tốt, khả năng xử lý nước thải hiệu quả.