Nước thải từ họat động chế biến tinh bột sắn có các thành phần hữu cơ như tinh bột, protein, xenluloza, pectin, đường có trong nguyên liệu củ sắn tươi là những nguyên nhân chính gây mất vệ sinh cao cho các dòng nước của nhà máy sản xuất tinh bột sắn.
BỂ LẮNG CÁT:
Có nhiệm vụ loại bỏ cát, mảng kim loại,… trong nguyên liệu, trong nước thải vệ sinh nhà xưởng. Nước thải từ các khu vực sản xuất theo mạng lưới thoát nước riêng chảy vào bể lắng cát của trạm xử lý. Tại đây, để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô được lắp đặt trước bể lắng cát để loại bỏ các chất thải có kích khối lượng lớn ra khỏi nước thải. Bể lắng cát giữ lại phần lớn các hạt cát có kích thước lớn hơn 0,2mm bao gồm những hạt cát rời và một phần cát dính trong lớp vỏ gỗ, tránh ảnh hưởng đến máy bơm và thiết bị ở các công trình sau. Trong nước thải chế biến tinh bột sắn thường có hàm lượng cát đáng kể, vì vậy trong công nghệ xử lý nước thải cần thiết phải có bể lắng cát. Nước thải sau khi qua bể lắng cát sẽ tự chảy vào hầm tiếp nhận.

Nước thải trước khi đến hầm biogas sẽ qua lưới chắn rác tinh. Lưới chắn rác có tác dụng loại bỏ các sơ sợi sắn, lớp váng bọt nổi và rác thải có kích thước nhỏ hơn 10mm.
HẦM BIOGAS:
Nước thải sau khi được dẫn qua lưới chắn rác tinh sẽ được dẫn vào hầm biogas. Hầm biogas là nơi xử lý hiếu khí giúp làm giảm lượng lớn nồng độ COD, BOD5 và giải phóng năng lượng phục vụ cho hoạt động khác
BỂ ĐIỀU HÒA:
Sự dao động nồng độ và lưu lượng nước thải sẽ ảnh hưởng đến chế độ công tác của mạng lưới và các công trình xử lý, đặc biệt quan trọng với các công trình hóa lý, sinh học với việc làm ổn dịnh nồng độ nước thải sẽ giúp giảm nhẹ kích thước công trình xử lý hóa lý, đơn giản hóa công nghệ xử lý và tăng hiệu quả xử lý nước thải ở các công trình xử lý. Tại bể điều hoà nhờ quá trình khuấy trộn và cấp khí giúp ổn định lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm như: BOD5, COD, pH, CN-…tại đây nước thải được bơm sang bể phản ứng.