BÁO GIÁ THIẾT KẾ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG XƯ LÝ KHÍ THẢI BỤI SƠN | 0937 060 277 Mr.TUẤN
Sơn đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp hiện đại. Các ngành đặc thù như sơn bột tĩnh điện, xây dựng cơ sở hạ tầng, điện tử, dân dụng, giao thông, tàu biển, … đều sử dụng các sản phẩm từ sơn.
Việc tiếp xúc với bụi sơn thường xuyên sẽ khiến người lao động phải đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nội dung dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bụi sơn là gì, bụi sơn nguy hiểm thế nào và đâu là hệ thống hút bụi bụi sơn hiệu quả?
Sơn: là một hỗn hợp đồng chất, chứa chất tạo màng liên kết và các chất tạo màu có khả năng bám dính trên bề mặt vật chất. Sơn có nhiều màu sắc phong phú, dùng để che phủ, bám dính, trang trí,… Ngoài ra, có những loại sơn còn có tác dụng chống nóng, chịu nhiệt, chống rỉ, chống thấm..
Bụi sơn: là những hạt có kích thước vô cùng nhỏ, giống như khói, thường có mùi khó chịu và có nhiều màu khác nhau tùy từng loại sơn.
Lượng bụi sơn ít hay nhiều tùy thuộc vào cách sử dụng khác nhau: Nếu dùng chổi quét sẽ ít bụi sơn hơn là dùng súng phun. Nếu sử dụng buồng sơn hiện đại thì lượng bụi sơn sẽ được hạn chế nhiều hơn.
Vì sao cần phải có giải pháp xử lý bụi sơn?
Sơn được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, bụi sơn lại là loại bụi hóa học tổng hợp cực kỳ độc hại với con người bởi những thành phần nguy hiểm như sau:
– Chì: có chức năng chống gỉ, làm cho màu sắc tươi hơn (nhất là các màu đỏ, cam, vàng và trắng). Chì cũng giúp đẩy nhanh quá trình làm khô mặt sơn.
Tác hại nổi bật nhất của chì đó là tác động đến hệ thần kinh, khiến người bị nhiễm chì có những biểu hiện nhức đầu, bức rức, kém tập trung, khó ngủ, mất ngủ kéo dài, nôn (thường diễn ra vào buổi sáng)…
Một số triệu chứng sớm khi tiếp xúc với chì nồng độ cao đó là tiêu chảy, táo bón, đau cơ, mệt mỏi, giảm ham muốn. Khi tiếp xúc với chì trong thời gian dài, nguy cơ lớn nhất đó là ung thư.
– Thủy ngân: thì có tác dụng bảo quản, chống vi khuẩn và rêu mốc.
Tác hại nổi bật của thủy ngân đó là khiến người tiếp xúc có thể bị suy hô hấp, đau đầu, khó thở, ho, lơ mơ, co giật, nôn mửa. Tiếp xúc thường xuyên, lâu ngày dù với lượng nhỏ sẽ gây ảnh hưởng đến thần kinh, tổn thương hệ hô hấp, đặc biệt là gây ung thư phổi.
– Dung môi hữu cơ và một phần dung môi được thải ra môi trường dưới dạng khí và lỏng.
Tác hại nổi bật của dung môi hữu cơ là tác động trên hệ thần kinh, những triệu chứng thường có như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, chán ăn. Nếu tiếp xúc trong thời gian dài, chúng gây giảm trí nhớ, các bệnh lý mạn tính khác, đặc biệt là ung thư.
– Việc sử dụng bột màu có chứa các oxit kim loại trong đó có các kim loại nặng độc hại cũng sinh ra, phát thải ra môi trường dưới dạng bụi.
Tác hại: Các bụi này có kích thước rất nhỏ sẽ dễ dàng xâm nhập vào sâu trong phổi, dễ làm xuất hiện các đợt cấp của cơn hen, tăng nguy cơ mắc và làm nặng thêm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tăng nguy cơ viêm phổi, viêm phế quản.
Do đó, các doanh nghiệp phải có biện pháp xây dựng hệ thống xử lý bụi sơn nhằm hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm xuống dưới tiêu chuẩn cho phép để bảo vệ sức khỏe người lao động và người dân sức quanh.
Đây là một công việc vô cùng ý nghĩa để cải thiện tinh thần làm việc cũng như giảm nguy cơ mắc các loại bệnh do hít bụi sơn công nghiệp.
Quá trình xử lý khí thải bụi sơn
1. Phun sơn tại các buồng phun sơn ướt:
2. Phun sơn tại các phòng phun sơn khô, tại các vị trí trong nhà xưởng:
Hệ thống xử lý khí thải phòng phun sơn sẽ bao gồm các thành phần chính sau:
- Hệ thống chụp hút: Phải được tính toán và bố trí hợp lý không thì toàn bộ các quá trình phía sau sẽ không hiệu quả
- Hệ thống đường ống dẫn khí thải: phụ thuộc vào lưu lượng khí thải, không gian phòng phun sơn mà lựa chọn kích thước đường ống phù hợp
- Hệ thống tháp đệm hấp thụ xử lý khí thải phòng phun sơn.
- Trong trường hợp yêu cầu nghiêm ngặt chất lượng khí thải sau xử lý, phải bố trí thêm công đoạn hấp phụ khí thải phía sau.
Cấu tạo của tháp xử lý khí thải
Thuyết trình công nghệ hệ thống xử lý khí thải bụi sơn:
Cụ thể:
Một số các phương pháp xử lý bụi sơn phổ biến
Hiện nay để xử lý bụi sơn có rất nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên có 3 phương pháp được sử dụng nhiều nhất và mang lại hiệu quả cao phải kể đến là:
Phương pháp xử lý bụi sơn bằng bông lọc bông thủy tinh:
Đây là phương pháp xử lý bụi sơn thích hợp với khu vực có diện tích lắp đặt nhỏ (1m x 1m x 2.5m)
- Hạn chế của phương pháp này chính là quá trình xử lý bụi sơn không thể triệt để nếu lượng sơn lớn. Hiện tượng tắc lọc sẽ làm mất tính ổn định của phòng sơn, chi phí thay lọc tốn kém. Chi phí vận hành và bảo trì cao vì phải thay lọc thường xuyên.
Xử lý bụi sơn bằng hệ thống chụp hút
- Bụi sơn và mùi từ buồng phun sơn được thu gom toàn bộ nhờ hệ thống chụp hút.
- Nhờ quạt hút và hệ thống đường ống phù hợp khí thải được chuyển tới tháp xử lý.
- Ở tháp xử lý khí, khí nhiễm sơn được đi qua các lớp vật liệu hấp phụ chuyên dụng, tại đây hầu hết bụi sơn sẽ được xử lý.
- Phần còn lại được xử lý triệt để bằng dung dịch hấp thụ có tính oxi hóa và khử mùi cao.
- Khí sạch được quạt hút ra ngoài và thải vào môi trường thông qua hệ thống ống khói, khí sạch thải ra nguồn tiếp nhận đã đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép.
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI SƠN:
Xử lý bụi sơn ướt bằng màng nước là một giải pháp hữu hiệu. Nó giúp loại bỏ lọc bụi sơn, mùi sơn để bảo vệ môi trường và chính sức khỏe của con người.
Việc phun sơn, làm đẹp là một quá trình không thể thiếu trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất hiện nay. Một số ngành sản xuất sử dụng một lượng sơn lớn như:
– Sản xuất đồ gỗ nội thất, sản xuất đồ gỗ.
– Sản xuất các phụ tùng, phụ kiện ô tô, xe máy
– Sản xuất đồ sơn mài, mỹ nghệ,
– Sản xuất các cấu kiện cơ khí…
Một phần bụi sơn không được bám trên bề mặt sản phẩm. Chúng sẽ phát tán ra môi trường xung quanh gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Đồng thời còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Do đó cần có 1 giải pháp để giảm thiểu, ngăn ngừa các tác hại của bụi và mùi sơn đối với cộng đồng.
Hiện nay, để xử lý bụi và mùi sơn có rất nhiều phương pháp khác nhau. Một trong những giải pháp hiệu quả là sử dụng hệ thống xử lý bụi sơn ướt bằng màng nước.
Nguyên lý hoạt động
Buồng sơn tạo ra một luồng khí động theo hướng từ công nhân phun sơn tới bề mặt buồng sơn nhờ các quạt hút đặt trên nóc buồng sơn. Bụi và mùi sơn được cuốn vào màng nước chảy tràn và trôi xuống bể chứa tuần hoàn nằm phía dưới. Khí thoát được thoát theo đường ống ra khỏi khu vực phun sơn.
Buồng phun sớn màng nước chính là một dạng của thiết bị xử lý khí bụi bằng phương pháp hấp thụ. Sản phẩm được chế tạo nhằm đáp ứng với hiện trạng sản xuất.
Khi lượng bụi phát sinh từ quá trình sơn, qua lực hút của quạt. Nó áp dụng nguyên lý lực ly tâm để tách các bụi ra khỏi dòng không khí. Sau đó bụi tiếp xúc với màng nước và dính vào nước theo dòng chảy của nước thải ra ngoài thông qua ống dẫn. Còn không khí sau khi tách bụi sẽ theo lực hút của quạt ra ngoài qua đường ống thoát.
Sử dụng cho các ngành sơn gỗ, sơn nhựa, chà nhám, sơn tĩnh điện……
Ưu điểm hệ thống xử lý bụi sơn bằng màng nước
+ Xử lý rất tốt lượng sơn dư sau phun sơn.
+ Tạo môi trường làm việc thoáng sạch, đảm bảo sức khỏe người lao động.
+ Sản phẩm đẹp hơn, không còn hiện tượng nổi rôm trên bề mặt sản phẩm.
+ Năng suất lao động tăng do đó thời gian hoàn vốn cho thiết bị nhanh.
+ Thân thiện với môi trường.
+ Việc vệ sinh thiết bị, tháo lắp và di chuyển dễ dàng.
Buồng lắng bụi là 1 loại thiết bị trong xử lý khí bụi, có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng vận hành, Buồng lắng bụi được thiết kế theo đơn vị thời gian và kích thước hạt bụi cần thu hồi, cũng như hàm lượng bụi có trong nguồn khí.
Buồng lắng bụi là loại thiết bị thu gom bụi đơn giản nhất được sử dụng ở cấp thu tách bụi đầu tiên (cấp thô) các hạt bụi có kích thước lớn (thường > 30 m).
Trong buồng lắng, hạt bụi tách ra khỏi dòng không khí dưới tác dụng của lực trọng trường và có hướng rơi xuống đất. Đồng thời, hạt bụi chịu lực ma sát của các phần tử khí.
Mức độ làm sạch bụi của buồng lắng bụi thường không quá 50%. Muốn vượt giới hạn này để đạt hiệu suất cao hơn, buồng lắng bụi phải có kết cấu phức tạp hơn như: có vách đứng ngăn, đường dẫn không khí ngoằn ngoèo.
Cấu tạo buồng lắng bụi
Cấu tạo của buồng lắng rất đơn giản – là một không gian hình hộp có tiết diện ngang lớn hơn nhiều lần so với tiết điện của đường ống dẫn khí vào đề vận tốc dòng khí giảm xuống rất nhỏ, nhờ vậy, hạt bụi đủ thời gian để rơi xuống chạm đáy dưới tác dụng của trọng lực và bị giữ lại tại đó mà không bị dòng khí mang theo.
Buồng lắng bụi được thiết kế theo đơn vị thời gian và kích thước hạt bụi cần thu hồi, cũng như hàm lượng bụi có trong nguồn khí. Có buồng lắng bụi dạng đơn và buồng lắng bụi dạng kép
Mức độ làm sạch bụi của buồng lắng bụi thƣờng không quá 50%. Muốn vượt giới hạn này để đạt hiệu suất cao hơn, buồng lắng bụi phải có kết cấu phức tạp hơn như: có vách đứng ngăn, đường dẫn không khí ngoằn ngoèo.
Nguyên lý hoạt động của buồng lắng bụi
Nguyên lý làm việc của buồng lắng là lợi dụng trọng lực của hạt bụi khi dòng không khí chuyển động ngang qua buồng. Khi đó hạt bụi chịu tác dụng của 2 lực chuyển động qua của dòng không khí và lực trọng trường. Nếu lực ngang giảm nhanh bất ngờ hạt bụi sẽ hướng xuống phía dưới lắng đọng tại đáy buồng lắng.
Sự lắng bụi bằng buồng lắng là tạo điều kiện để trọng lực tác dụng lên hạt bụi thắng lực đẩy ngang của dòng khí. Trên cơ sở đó người ta tạo ra sự giảm đột ngột lực đẩy của dòng khí bằng cách tăng đột ngột mặt cắt của dòng khí chuyển động. Trong thời điểm ấy, các hạt bụi sẽ lắng xuống.
Trong thời gian khí đi qua thiết bị, các hạt bụi dưới tác dụng của lực hấp dẫn lắng xuống phía dưới và rơi vào bình chứa hoặc được đưa ra ngoài bằng vít tải hay băng tải.
Để lắng có hiệu quả hơn, người ta còn đưa vào buồng lắng các tấm chắn lửng. Các hạt bụi chuyển động theo quán tính sẽ đập vào vật chắn và rơi nhanh xuống đáy.
Buồng lắng bụi được ứng dụng để lắng bụi thô có kích thước hạt từ 60- 70 trở lên. Tuy vậy, các hạt có kích thước nhỏ hơn vẫn có thể bị giữ lại trong buồng lắng.
Ứng dụng của buồng lắng bụi
Buồng lắng bụi làm việc tốt với khí có nhiệt độ cao và môi trường ăn mòn.
Buồng lắng bụi có thể sử dụng để tách sơ bộ bụi trước khi vào thiết bị tách bụi có khả năng tác được bụi nhỏ hơn nhằm giảm tải lượng và chi phí bảo quản thiết bị.
Thường dùng để tách bụi thô có đường kính > 60mm. Phương pháp xử lý bụi bằng buồng lắng thường được dùng để xử lý bụi trong lò vôi, lò đốt và các nhà máy chế biến thức ăn gia súc.
Sử dụng để xử lý các loại bụi có kích thước lớn trong các ngành công nghiệp luyện kim, chế biến ghỗ, sản xuất vật liệu xây dựng…
3.Xử lý bụi sơn dạng tháp ướt scrubber
Tháp hấp thụ xử lý khí thải Scrubber là kết quả nghiên cứu rất hữu ích để kiểm soát khí thải. Đặc biệt là khí axit hoặc cũng có thể được sử dụng để thu hồi nhiệt từ khí nóng bằng cách ngưng tụ lượng khí thải công nghiệp thoát ra ngoài.
Do tính chất của nguồn thải cũng như dung dịch hấp thụ sử dụng vật liệu chế tạo tháp Scrubber cũng được cân nhắc kỹ. Trên thực tế vật liệu được lựa chọn đáp ứng được những điều kiện như chịu được hóa chất mạnh, tính chất ăn mòn cao. Một số vật liệu được lựa chọn phổ biến như nhựa PP, Inox SUS304… Đối với loại khí thải có tính oxi hóa mạnh hoặc làm tháp bằng thép CT3, inox mác thấp như inox201, inox430,…
Để lựa chọn loại tháp phù hợp với khí thải của doanh nghiệp thì việc tìm đến lời tư vấn của chuyên gia là cần thiết. Nếu khi sản xuất tháp không lựa chọn đúng vật liệu sau này sẽ dẫn tới việc thiết bị bị ăn mòn, thời gian làm việc ngắn, không ổn định dẫn tới chi phí có việc xử lý khí thải cao.
Nguyên lý hoạt động của tháp xử lý khí thải scrubber
Về cơ bản có thể hiểu tháp xử lý khí thải Scrubber sử dụng dung dịch dạng lỏng hấp thụ các chất ô nhiễm có trong khí thải. Dùng dung dịch để hấp thụ và tạo phản ứng chuyển các chất độc hại có trong khí thải sang loại chất khác có tính chất an toàn hoặc ít độc hại hơn có hàm lượng chất độc hại ở mức tối thiểu ngưỡng cho phép.
Tháp rửa khí được thiết kế cho phép các bép phun dòng dung dịch hấp thụ từ trên xuống tiếp xúc với dòng khí thải được thu đi từ dưới lên. Khi 2 pha lỏng và khí tiếp xúc các chất ô nhiễm bị hấp thụ, trộn lẫn được loại bỏ
Nhằm nâng cao hiệu suất xử lý, đảm bảo được diện tích tiếp xúc và thời gian lưu giữa 2 pha; Tháp Scrubber thiết kế bổ sung lớp vật liệu đệm tại vị trí tiếp xúc của 2 pha. Vật liệu, độ dày của đệm sẽ phụ thuộc vào lưu lượng và tính chất của loại khí thải cần xử lý
Dung dịch hấp thụ sẽ được thu hồi và tái sử dụng.
Ưu điểm và ứng dụng của tháp xử lý khí thải scrubber
Ưu điểm
- Chi phí đầu tư thấp
- Hiệu xuất xử lý cao
- Khả năng ứng dụng cao, áp dụng được cho nhiều loại khí thải
- Vận hành đơn giản không yêu cầu nhiều về trình độ kỹ thuật
- Chi phí vận hành thấp, không tốn nhiều diện tích để lắp đặt hệ thống
Ứng dụng
- Xử lý khí thải lò hơi
- Xử lý hơi acid phát sinh trong dây chuyền tẩy rửa kim loại, xi mạ, ăn mòn, sơn tĩnh điện…
- Xử lý khí thải từ trạm xử lý nước thải
- Xử lý khí clo rò rỉ từ hệ thống châm khí clo
- Xử lý khí thải từ lò đúc, pha chế hóa chất…
HÌNH ẢNH MINH HỌA:
Đơn vị cung cấp hệ thống xử lý bụi sơn uy tín – TRIVIETCORP
Với quy định ngày càng cao về môi trường thì việc yêu cầu trang bị bộ xử lý bụi và mùi cho phòng sơn sẽ dần trở lên bắt buộc. Việc các Xưởng phải trang bị thêm là điều sớm muộn, đặc biệt là các xưởng nằm tại khu đông dân cư.
TRIVIETCORP với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, thi công lắp đặt hệ thống hút bụi công nghiệp chất lượng cao, uy tín trên thị trường, đảm bảo tư vấn chính xác phương pháp hút bụi giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và hiệu quả hút bụi.
Với mong muốn mang đến một môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên, giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định. TRIVIETCORP – đơn vị tư vấn thiết kế uy tín lâu năm từng thực hiện nhiều dự án hệ thống lọc bụi công nghiệp, hệ thống hút bụi công nghiệp, hệ thống thu hồi bụi lớn tại Miền Nam.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thiết kế hệ thống thu hồi bụi hiệu năng cao với giá thành hợp lý nhất.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ KỸ THUẬT VÀ MÔI TRƯỜNG TRÍ VIỆT
Trụ sở chính: 290/54 Nơ Trang Long, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
VP giao dịch: Căn số 03 block 1 (Lô B) Chung cư Khang Gia, Đường số 45, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Điện thoại : (028) 3620 4580
Hotline :0937 060 277 Mr.TUẤN
Email: info@trivietcorp.net
Website: https://trivietcorp.net/