Công trình hoặc nhà xưởng, được đánh là một trong những khu vực có diện tích khá lớn, có nhiều nhân công làm việc cùng dàn máy móc chạy liên tục. Vì thế, nơi đây luôn đòi hỏi phải thông thoáng. Và một trong những biện pháp khắc phục tình trạng đó hiện nay, chính là dùng hệ thống thông gió nhà xưởng. Đây được đánh giá là giải pháp hữu ích, được áp dụng rộng rãi. Với chi phí tiết kiệm, cùng hiệu quả mang đến đáp ứng yêu cầu của nhiều nhà xưởng sản xuất. Bạn đã biết gì về hệ thống thông gió này chưa ?
Mục đích chính của hệ thống thông gió nhà xưởng
Bất kỳ hệ thống nào cũng sẽ sở hữu riêng cho mình những mục đích riêng. Từ đó, người dùng có thể nghiên cứu để lựa chọn hệ thống phù hợp với doanh nghiệp. Và với các hệ thống thông gió nhà xưởng này cũng có riêng một số mục đích chính, như sau:
- Thải ra các khí không cần thiết và khí độc hại ở bên trong phòng ra bên ngoài. Đặc biệt là ở những không gian sinh hoạt, chất cần được loại trừ nhiều nhất chính là CO2.
- Hệ thống thông gió còn có tác dụng thải nhiệt thừa và ẩm ra bên ngoài.
- Sản xuất đủ lượng oxi cần thiết cho việc hô hấp của các nhân viên bên trong nhà xưởng.
- Ngoài ra, hệ thống thông gió còn giúp khắc phục các sự cố rò rỉ chất độc hại trong quá trình sản xuất.
Phân loại hệ thống thông gió nhà xưởng
Việc phân loại này dựa theo hướng chuyển động của gió cũng như mô hình hoạt động sống và làm việc. Các nhà sản xuất vì thế sẽ thiết kế các mẫu hệ thống thông gió khác nhau.
Thông gió kiểu thổi: Đây là hệ thống thổi không khí sạch vào phòng và thải không khí trong phòng ra bên ngoài. Việc thực hiện này sẽ thông qua những khe hở của phòng, dựa vào việc áp dụng sự chênh lệch cột áp. Phương pháp này có điểm mạnh là gió có thể đến được các vị trí cần thiết, những nơi đông người hoặc dư nhiệt … Nhưng nhược điểm chính là áp suất trong phòng là dương nên gió có thể tràn ra mọi hướng và đến những khu vực không mong muốn.
Thông gió kiểu hút: Với hệ thống này, việc hút xả không khí bị ô nhiễm ra khỏi phòng. Đồng thời giúp không khí bên ngoài sẽ tràn vào phòng. Với hệ thống này, ưu điểm là hút trực tiếp không khí ô nhiễm tại nơi phát sinh mà không phát tán ra trong phòng. Lưu lượng thông gió nhờ vậy không cần quá lớn nhưng lại đạt được hiệu quả cao. Nhưng nhược điểm của chúng là gió tuần hoàn trong phòng rất thấp, khiến không khí có thể tràn tự do vào phòng. Vì thế, tuy gió nhiều nhưng chất lượng gió lại không được kiểm soát chặt chẽ.
Thông gió hài hòa: Biện pháp kết hợp cả hút lẫn xả vào phòng, được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất. Hệ thống này có thể chủ động hút không hí ô nhiễm tại những vị trí có chất độc hại nảy sinh. Ngoài ra, chúng có thể đem gió tươi mát đến những vị trí yêu cầu. Hệ thống này tích hợp và có cả ưu điểm của hai phương pháp trên, nhằm đem đến kết quả tốt nhất. Nhưng, nhược điểm có thể kể đến chính là việc thông gió chậm và giá thành đầu tư lại khá cao.