Nguồn phát sinh mùi
- Mùi từ nguyên liệu sản xuất của các ngành chế biến thủy hải sản, cao su, bột tôm, hóa chất…. có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Các nguyên liệu bản thân đã có mùi đặc trưng hoặc phát sinh mùi do sự phân hủy các hợp chất hữu cơ trong quá trình vận chuyển, lưu trữ.
- Mùi từ quá trình sản xuất công nghiệp. Trong quá trình sản xuất, mùi hóa chất, phụ phẩm hoặc mùi hữu cơ phát sinh trong công đoạn sấy, chưng cất.
- Mùi sinh ra từ hệ thống xử lý nước thải do bay hơi và lên men sinh học tại khu vực các bể: thu gom, điều hòa, tách dầu mỡ, lắng, xử lý kỵ khí, xử lý hiếu khí và xử lý bùn.
- Thành phần khí ô nhiễm gây mùi thường chứa nhóm các chất gây mùi có khả năng dễ định lượng dưới dạng vô cơ như ammoniac, hydrosulfua… hay nhóm các chất hữu cơ như thuốc bảo vệ thực vật, dung môi hữu cơ (metan, butan, benzen, xylen, xiclohexanon, toluen…) hoặc nhóm các chất rất khó định lượng, bay hơi ở điều kiện nhiệt độ thường như VOC (gồm nhiều chất hữu cơ bay hơi mà điển hình là nhóm các chất thuộc ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm (mùi gia vị), mỹ phẩm….
Phương pháp xử lý mùi bằng NH3
- Khí H2S được đưa vào đáy tháp hấp thụ dạng mâm chóp, dung dịch hấp thụ NH3 được chảy tràn từ trên xuống xuyên qua các mâm chóp , tiếp xúc pha với dòng khí đi lên, tại đây xảy ra quá trình hấp thụ. Khí sạch được đưa ra ngoài tháp.
- Dung dịch được hấp thụ đi qua bình chứa số 2 và thấp cất khí số 6, (NH4)2S phân giải thành NH3 và H2S ở môi trường nhiệt độ và áp suất thích hợp. Tại tháp xảy ra quá trình chưng cất bằng hơi nước để tách H2S ra khỏi dung dịch và đưa ra ngoài, phần NH3 còn lại được đưa qua các thiết bị làm nguội trước khi hoàn lưu lại tháp hấp thụ.
- H2S tiếp tục được đưa qua công đoạn điều chế axit hoặc lưu huỳnh đơn chất.
Ưu điểm:
- Quá trình xử lý tuần hoàn được 100 % dd hấp thụ.
- Quá trình đơn giản, được áp dụng rộng rãi.
- Nguyên liệu dễ kiếm, giá thành rẻ.
Nhược điểm:
- Tốn thời gian hạ nhiệt cho qua trình giải hấp.
- Có mùi hôi, khai